TheoKorea Herald, khoảng 18.800 sinh viên (30% tổng số sinh viên y khoa cả nước), đã nộp đơn xin nghỉ. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục giữ quan điểm rằng “hành động tập thể không thể là lý do vắng mặt”. Ở Hàn Quốc, khi không đi tham gia đủ số buổi quy định, sinh viên có thể phải đối mặt với "án treo" trong học tập.
Các trường hoãn giảng dạy buộc phải mở cửa trước khi tháng 4 kết thúc, vì luật Giáo dục quy định mỗi môn học trong một học kỳ cần ít nhất 15 tuần.
Ngày 11/3, các giáo sư trường y tại Đại học Quốc gia Seoul đã quyết định nộp đơn từ chức vào tuần tới nếu chính phủ không đưa ra “bước đột phá hợp lý” trong cuộc đình công kéo dài.
Theo Yonhap, Hội đồng Giáo sư y khoa tại Đại học Công giáo Hàn Quốc cũng cho biết các giáo sư sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài giảm dịch vụ y tế cho bệnh nhân ngoại trú và phẫu thuật nếu tình hình hiện tại tiếp tục.
Bộ trưởng Y tế Cho Kyoo-hong đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về hành động trên: "Quyết định này đe dọa tính mạng và sức khỏe của bệnh nhân, là vấn đề gây lo ngại nghiêm trọng. Một đợt từ chức hàng loạt nữa sẽ khiến tính mạng của bệnh nhân gặp nguy hiểm và sẽ không thể giành được sự cảm thông của công chúng".
Ngày 12/3, các quan chức đương nhiệm và cựu quan chức của Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc (KMA) tới Cơ quan Cảnh sát Thủ đô Seoul để trả lời về những cáo buộc rằng họ xúi giục các bác sĩ đình công hàng loạt.
Ông Park Myung-ha, Trưởng ban Công tác tổ chức của Ủy ban khẩn cấp của KMA, thẳng thừng phủ nhận: “Các bác sĩ tự nguyện từ chức chứ không do ai kích động cả. Đội ngũ nhân viên y tế trẻ đang thách thức những gì sẽ hủy hoại các kế hoạch y tế dài hạn của đất nước này dựa trên kiến thức chuyên môn và lương tâm”.
Các lãnh đạo của KMA kêu gọi Chính phủ Hàn Quốc tiến hành đàm phán.
Trong khi đó, Bộ Y tế đã gửi thông báo về việc đình chỉ giấy phép cho khoảng 5.000 bác sĩ nội trú, thực tập sinh không quay trở lại làm việc. Các bác sĩ sẽ phải đưa ra ý kiến phản hồi trước ngày 25/3. Cơ quan y tế Hàn Quốc cũng mở đường dây nóng để bảo vệ các bác sĩ muốn quay lại bệnh viện, tránh sự đe dọa hoặc ngăn cản của những người khác.
Thứ hai, rau dưa muối cũng là món không thể thiếu trong ngày Tết nhưng lại nên ăn hạn chế. Thực tế, rau củ quả đều rất tốt cho sức khỏe vì giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Tuy nhiên, rau dưa muối lại cần hạn chế tiêu thụ vì các nguyên nhân sau:
- Khó đảm bảo an toàn thực phẩm do người bán thường phơi rau dưa dưới đất hoặc ngoài đường nhiều bụi bẩn. Trong khi đó, quá trình ngâm chua lại không thể tiêu diệt các vi trùng, đặc biệt các trứng giun sán.
- Rau dưa muối bị thất thoát phần lớn vitamin và khoáng chất do quá trình ngâm chua và bảo quản.
- Rau dưa muối có rất nhiều muối, vì thế những người cần hạn chế muối (như người tăng huyết áp) cũng không nên ăn.
Cuối tuần miền Bắc mưa lạnh, còn gì tuyệt vời hơn được ngồi quây quần bên gia đình với những nồi lẩu "ngon suýt xoa" phải không?
1. Lẩu ếch
![]() |
Nguyên liệu làm lẩu ếch gồm: Ếch sơ chế sạch, xương ống, măng ngâm, tỏi, sả, ớt, nấm hương, bột nghệ, váng đậu, rau muống, rau chuối, gia vị, dầu ăn, chanh, tía tô, lá lốt.
Cách làm nồi lẩu ếch ngon như sau:
- Xương ống cho vào nồi ninh lấy nước dùng.
- Váng đậu chiên vàng giòn.
- Nấm hương ngâm nở, rửa sạch.
- Thịt ếch đã sơ chế sạch đem ướp với bột canh, bột nghệ, tỏi giã dập, đảo đều cho ngấm khoảng 10 phút.
- Măng luộc sơ qua nồi nước sôi.
- Các loại rau nhặt rồi ngâm muối, sau đó rửa sạch, để ráo.
- Cho chảo lên bếp, thêm dầu ăn, cho ếch vào xào chín, xào hơi xém vàng càng tốt. Sau đó cho măng vào xào cùng, thêm gia vị, rồi cho tía tô, hành hoa, lá lốt cắt nhỏ vào.
- Trong 1 nồi khác, cho sả giã dập, tỏi đập dập vào xào thơm, sau đó cho măng luộc vào xào cùng.
- Cho nước dùng ninh xương vào nồi măng sả, cho thêm hạt nêm cho vừa miệng, thả nấm hương vào, cho thêm xíu đường cho nồi lẩu đằm vị.
Khi ăn bạn có thể cho thêm sa tế hay ớt cay hơn nếu muốn.
2. Lẩu vịt
![]() |
Nguyên liệu làm lẩu vịt gồm: Vịt đã sơ chế sạch, măng chua, giấm bỗng, gừng, tỏi, hành, sa tế, bột ngọt, bột canh, hạt nêm, dầu ăn, ớt tươi, tiêu, muối, đường, rau muống hoặc các loại rau tùy thích.
Cách làm lẩu măng vịt như sau:
- Các loại rau rửa sạch để ráo nước.
- Vịt sơ chế sạch chặt miếng vừa ăn, đem ướp gia vị khoảng 15 phút cho ngấm. Sau đó cho vịt lên chảo xào săn với tỏi phi, gừng, cho nước vào xâm xấp mặt vịt, om lửa nhỏ.
- Măng chua luộc sơ, cho lên chảo xào cùng tỏi, sau đó cũng cho vào nồi vịt, thêm gia vị, xíu đường, giấm bỗng hoặc quả chua và nước vào nồi cho vừa ăn.
- Cuối cùng cho mùi tàu, hành hoa vào nồi vịt là xong
Khi ăn lẩu bạn có thể cho thêm sa tế cho dậy mùi thơm nhé!
![]() |
3. Lẩu Thái hải sản
![]() |
Nguyên liệu làm lẩu thái gồm: Xương ống, tôm, mực, ngao, thịt thăn bò, cá viên, nấm rơm, rau muống, bắp chuối, cải thảo, cà chua, dứa, củ riềng, cây xả, quả chanh, lá chanh. Gia vị nước lẩu: gói gia vị lẩu Thái, đường, hạt nêm, nước mắm, sa tế cay
Cách làm lẩu thái như sau:
- Xương ống rửa sạch, cho vào nồi ninh lấy nước.
- Tôm rửa sạch, bỏ phần chỉ đen trên lưng. Mực làm sạch, cắt miếng vừa ăn. Ngao rửa sạch. Thịt bò thái lát mỏng. Đậu phụ ăn sống hoặc chiên vàng.
- Rau các loại rửa sạch. Cà chua bổ múi cau. Dứa thái nhỏ vừa ăn. Bắp chuối thái mỏng. Nấm hương ngâm nở. Riềng thái mỏng. Lá chanh vò nát. Sả đập dập.
- Thả sả, hành tím đập dập, giềng, lá chanh vào nồi nước xương, thêm gia vị lẩu Thái vào, thêm chút giấm, nêm gia vị vừa miệng. Cuối cùng cho cà chua, dứa thái mỏng vào, cho thêm sa tế cay vừa ăn là hoàn thành.
![]() |
Khi ăn bạn mới cho các loại hải sản và rau vào nhé! Chúc các bạn ngon miệng.
(Theo Em đẹp)
" alt=""/>Cách làm lẩu ngon